Chất vải linen hay là còn gọi là vải lanh luôn được đánh giá cao nhờ vào sự kết hợp giữa vẻ đẹp mộc mạc, sự thoáng mát và độ bền của nó. Đã có lịch sử hơn 6.000 năm vải lanh đã vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp thời trang, nội thất và nhiều ngành khác liên quan. Vậy linen là vải gì, đặc điểm của nó ra sao và vì sao nó lại được dùng phổ biến như thế? Hãy cùng Vilata tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhá!

Chất vải linen là gì? 

Vải linen, hay còn gọi là vải lanh, được dệt từ sợi của cây lanh (Flax) – một trong những chất liệu tự nhiên lâu đời nhất. Loại vải này nổi bật với bề mặt có kết cấu thô nhẹ, tạo cảm giác gần gũi nhưng vẫn tinh tế. 

Không chỉ có độ bền cao, linen còn có khả năng thấm hút ẩm vượt trội, giúp mang lại sự khô thoáng, dễ chịu khi sử dụng.

Vải linen làm từ gì? 

Cùng Vilata tìm hiểu kĩ hơn là vải lanh được làm từ cây lanh như thế nào nhá! Từ sợi cellulose có trong thân cây lanh. Cấu trúc của thân cây này gồm phần gỗ bên trong và lớp xơ bên ngoài. Để sản xuất vải linen, người ta cần tách sợi lanh ra khỏi phần thân gỗ. Trước đây, công đoạn này thường được thực hiện bằng cách ngâm cây lanh trong nước để làm mềm sợi, nhưng ngày nay, các phương pháp xử lý hóa học cũng được sử dụng để đẩy nhanh quá trình. Tuy nhiên, nếu không xử lý kỹ lưỡng, một số hóa chất có thể vẫn còn lưu lại trên sợi vải sau khi phân tách.

Vải linen làm từ cây lanh
Vải linen làm từ cây lanh

Quy trình sản xuất vải linen

  • Gieo trồng cây lanh: Cây lanh cần khoảng 100 ngày để phát triển trước khi thu hoạch. Chúng không chịu được nhiệt độ cao, do đó thường được trồng vào thời điểm mát mẻ trong năm để đảm bảo sinh trưởng tốt.
  • Chăm sóc và phát triển: Hạt lanh ngày nay thường được gieo bằng máy để đảm bảo độ chính xác. Do cây lanh không có khả năng chống cỏ dại mạnh mẽ, người trồng có thể sử dụng phương pháp làm đất hoặc thuốc diệt cỏ để ngăn cản sự phát triển của cỏ, giúp cây phát triển thuận lợi hơn.
  • Thu hoạch: Khi thân cây lanh chuyển sang màu vàng và hạt có màu nâu, cây đã sẵn sàng để thu hoạch. Việc thu hoạch có thể được thực hiện thủ công, nhưng để tiết kiệm thời gian và công sức, hầu hết các trang trại hiện nay đều sử dụng máy móc hiện đại.
  • Tách sợi: Sau khi thu hoạch, cây lanh được đưa vào máy để loại bỏ lá và hạt. Tiếp theo, phần xơ bên ngoài sẽ được tách khỏi phần gỗ mềm bên trong. Quá trình này được gọi là “xáo trộn” và cần thực hiện cẩn thận để tránh làm hỏng sợi lanh, đặc biệt là những sợi được dùng trong ngành dệt may cao cấp.
  • Phân tách sợi: Lúc này, thân cây lanh sẽ được nghiền nhỏ để tách các sợi hữu ích ra khỏi phần gỗ bên trong. Các con lăn sẽ nghiền thân cây, sau đó các mái chèo xoay sẽ giúp loại bỏ phần xơ thừa, giữ lại những sợi lanh tinh khiết nhất.
  • Chải sợi: Các sợi lanh sau khi được phân tách sẽ được chải kỹ để trở thành những sợi mỏng, đều và mềm hơn. Công đoạn này giúp chuẩn bị cho quá trình kéo sợi sau đó.
  • Kéo sợi: Trước đây, người ta kéo sợi lanh bằng bánh xe quay tay, nhưng ngày nay, quy trình này được thực hiện bằng máy công nghiệp. Các sợi lanh được đưa qua hệ thống máy rải để tạo thành sợi dài, chuẩn bị cho công đoạn quay sợi.
  • Quay sợi: Sợi lanh sau khi được kéo sẽ được đưa lên khung quay sợi. Quá trình này cần thực hiện trong môi trường ẩm để đảm bảo sợi không bị gãy, đồng thời các sợi sẽ chạy qua bể nước nóng để tăng độ kết dính.
  • Sấy khô và hoàn thiện: Cuối cùng, sợi lanh được sấy khô và cuộn lại để sẵn sàng cho quá trình nhuộm, xử lý bề mặt và dệt thành vải. Sau khi hoàn tất, vải linen có thể được ứng dụng rộng rãi trong thời trang, đồ gia dụng, nội thất và nhiều lĩnh vực khác.

Những đặc điểm nổi bật của vải lanh 

Thoáng mát & khả năng thấm hút 

Loại vải này có thể hấp thụ lượng nước gấp 20% trọng lượng của nó mà không gây cảm giác ẩm ướt hay bết dính. Nhờ đặc tính này, vải linen giúp duy trì sự khô ráo, thoáng mát cho người mặc, đặc biệt lý tưởng trong những ngày hè nóng bức.

Độ bền cao 

Nếu so sánh với sợi cotton, sợi lanh bền hơn khoảng 30%, giúp các sản phẩm làm từ vải linen có tuổi thọ dài hơn. Những bộ quần áo, chăn ga gối hay rèm cửa bằng vải linen không chỉ giữ được hình dáng ban đầu mà còn ít bị sờn rách theo thời gian.

Dệt vải
Dệt vải

Bền vững & thân thiện 

Quá trình sản xuất vải linen tiêu tốn ít nước hơn gấp 5 lần so với cotton, đồng thời vải lanh cũng có tốc độ phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên. Nhờ đó, nó giúp giảm thiểu rác thải dệt may và góp phần bảo vệ hệ sinh thái.

Mẹo bảo quản vải linen đúng cách 

Phơi đúng cách

Để duy trì chất lượng và màu sắc của vải linen, bạn nên phơi quần áo hoặc đồ dùng bằng vải lanh ở nơi thoáng khí, có ánh nắng nhẹ. Tránh phơi trực tiếp dưới nhiệt độ quá cao hoặc trong không gian quá ẩm, vì điều này có thể làm giảm tuổi thọ của vải, khiến sợi vải trở nên cứng và kém mềm mại.

Treo thay vì gấp

Linen là loại vải có đặc tính dễ nhăn, vì vậy thay vì gấp gọn và xếp chồng trong tủ, bạn nên treo trang phục lên móc để giữ được form dáng đẹp. Điều này đặc biệt quan trọng với áo sơ mi, váy hay quần linen, giúp hạn chế các nếp gấp không mong muốn và giữ cho trang phục luôn sẵn sàng để mặc.

Đặc điểm của vải linen
Đặc điểm của vải linen

Ủi (là) cẩn thận

Nếu trang phục bị nhăn và cần ủi, bạn nên thực hiện khi vải còn hơi ẩm hoặc xịt nhẹ một ít nước trước khi là. Điều này giúp vải mềm hơn, dễ dàng trở lại trạng thái phẳng phiu mà không làm hư hỏng cấu trúc sợi. Khi ủi, hãy lộn mặt trái của trang phục để bảo vệ bề mặt vải, giúp giữ được độ bóng nhẹ tự nhiên và tránh bị cháy xém do nhiệt độ cao.

Mẹo bảo quản vải linen đúng cách
Mẹo bảo quản vải linen đúng cách

Kết luận 

Chất vải linen mang đến sự thoải mái, thoáng mát. Với độ bền cao, khả năng thấm hút tốt và thân thiện với làn da, và đó chính là lý do mà chất vải này được dùng nhiều trong các ngành hơn. Để giữ cho sản phẩm linen luôn đẹp và bền theo thời gian, việc bảo quản đúng cách là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn cung cấp vải linen chất lượng cao. Vilata có cung cấp các loại vải lanh với cam kết chất lượng và thân thiện với môi trường. Liên hệ ngay với Vilata hotline 0367.70.78.71 để được tư vấn chi tiết các mẫu vải lanh hơn nhá 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *